TUYÊN TRUYỀN THÁNG HÀNH ĐỘNG VÌ TRẺ EM “ PHÒNG CHỐNG ĐUỐI NƯỚC CHO TRẺ ”
Thứ năm - 02/06/2022 15:33
BÀI TUYÊN TRUYỀN THÁNG HÀNH ĐỘNG VÌ TRẺ EM
“ PHÒNG CHỐNG ĐUỐI NƯỚC CHO TRẺ ”
Tháng 6 bắt đầu là thời điểm nghỉ hè của tất cả các học sinh các độ tuổi. Những tháng ngày nghỉ hè là thời gian thư giãn, thoải mái nhất của tất cả học sinh nói chung và của các cháu độ tuổi mầm non nói riêng. Một số cháu được gia đình cho đi du lịch, nghỉ mát ở nhiều nơi như: Bãi biển, hồ, resort…có bạn thì được cho về quê chơi với ông bà, anh chị ở quê, được anh chị rủ đi tắm ở sông, ở ao…Được thả mình vào dòng nước mát nới quê hương hay được nhảy sóng ở biển quả là một cảm giác tuyệt vời.
Thế nhưng trong những cảm giác tuyệt vời đó lại tiềm ẩn những âu lo, phiền muộn và cả những đau khổ của những gia đình không may con bị đuối nước trong kỳ nghỉ hè.
Như chúng ta đã biết đuối nước là một tai nạn bất ngờ xảy ra, không có nguyên nhân rõ ràng và khó lường trước được và gây ra những thương tổn thực thể trên cơ thể người và có thể xảy ra mọi lúc, mọi nơi nhất là ở lứa tuổi học sinh. Vì ở lứa tuổi các em thường hiếu động, thích tò mò, nghịch ngợm và chưa có kiến thức,kỹ năng phong, tránh nên rất dễ bị tai nạn đuối nước. Đặc biệt là với trẻ mầm non, các cháu còn quá nhỏ để có thể hiểu được sự nguy hiểm của đuối nước và có thể được học bơi.
1. Nguyên nhân gây đuối nước
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tai nạn đuối nước ở trẻ em, trong đó, nguyên nhân phổ biến dẫn tới những tai nạn đuối nước thương tâm là do thiếu sự giám sát của người lớn, chủ quan của bố mẹ để trẻ tự do vui chơi tại những khu vực nguy hiểm như sông, suối, ao, hồ.
Tai nạn đuối nước cũng một phần là do trẻ không biết bơi, chưa được dạy kỹ năng đảm bảo an toàn và xử lý tình huống khi bơi và không có kỹ năng cứu đuối.
Bên cạnh đó, cũng xảy ra trường hợp trẻ bị chết đuối do sự không an toàn của các môi trường sống xung quanh.
Ngoài ra, phải kể đến một thực trạng: đó là khi các em cứu lẫn nhau, do chưa có kiến thức trong việc cấp cứu, sơ cứu người bị chết đuối, dẫn đến tình trạng số lượng trẻ bị chết đuối tăng lên.
2. Các biện pháp phòng tránh đuối nước
Để phòng tránh đuối nước ở trẻ nhỏ vào mùa hè, các bậc cha mẹ, thầy cô cần có những biện pháp sau:
2.1. Cần đảm bảo sức khỏe con em mình có đảm bảo để có thể tham gia hoạt động bơi lội.
2.2. Để phòng đuối nước cho trẻ, việc đầu tiên và quan trọng nhất đó là dậy trẻ biết bơi và dạy trẻ bơi càng sớm càng tốt. Các bậc cha mẹ cần trang bị kỹ năng đảm bảo an toàn, xử lý tình huống khi bơi cho các em nhỏ như: cần phải khởi động kỹ trước khi xuống nước, xử lý sao khi bị chuột rút, gặp vùng nước xoáy, cách sơ cứu
2.3. Cần cảnh báo trẻ về những nơi tiềm ẩn nguy cơ đuối nước như sông, suối, ao, hồ, những vùng nước sâu.
2.4. Đối với các bể bơi, cần lưu ý các em chỉ bơi ở những nơi có người và phương tiện cứu hộ và đặc biệt phải tuân thủ các quy định của bể bơi, khu vực bơi. Khi trẻ đi bơi cần phải luôn bên cạnh, trông chừng và theo dõi trẻ, tránh trường hợp đáng tiếc xảy ra. Cần đảm bảo trẻ luôn mang theo phao khi đi bơi và đi tàu thuyền.
2.5. Khi đi tắm biển hay sông, người biết bơi hay không cũng chỉ nên tắm gần bờ, đặc biệt là ở biển, vì dù biết bơi cũng rất khó để bơi do sóng biển đánh liên tục và cần mặc áo phao bơi cho trẻ.
2.6. Ở nhà có trẻ nhỏ tốt nhất không nên để những lu nước, thùng nước, nếu bắt buộc phải có (như vùng phải tích trữ nước ngọt để dùng) nên đậy thật chặt để trẻ em không mở nắp được.
3. Những nguyên tắc an toàn khi bơi:
- Không ăn quá no trước khi đi bơi
Khi dạ dày căng ních mà vẫn cố nhảy xuống hồ bơi thì không chỉ gây ảnh hưởng tới sức khỏe, đặc biệt là dạ dày, mà còn có thể làm tăng cao nguy cơ tử vong bất cứ lúc nào. Bên cạnh đó, việc ăn quá no còn khiến máu dồn hết về dạ dày để tiêu hóa thức ăn nên khiến lượng máu lên não và các cơ quan khác bị thiếu hụt, dễ gây choáng váng, mất ý thức, chuột rút... Vậy nên, bạn cần lưu ý trước khi bơi ít nhất 45 phút thì không nên ăn gì để an toàn hơn cho sức khỏe.
- Khởi động kỹ trước khi bơi
Đây tất nhiên là một yếu tố vô cùng quen thuộc mà bất cứ ai cũng biết. Thế nhưng, đôi khi do lười, bạn sẽ bỏ qua bước này mà nhảy thẳng xuống hồ bơi.
Việc khởi động trước khi bơi rất quan trọng, nó sẽ giúp bạn làm nóng cơ thể, tăng độ dẻo dai, hạn chế chuột rút trong quá trình bạn bơi lội.
- Cung cấp nước cho cơ thể đầy đủ
Nghe thật kì quặc đúng không? Tuy nhiên, cơ thể của bạn hoàn toàn có thể tiết ra mồ hơi trong quá trình bơi, chỉ là hiện tượng này rất khó nhận ra nên bạn không biết. Hãy nhớ mang theo nước khi đến hồ bơi để có thể cung cấp đầy đủ nước cho cơ thể trước, trong và cả sau khi bơi, tránh tình trạng để cơ thể mất nước, gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của bạn.
- Đeo kính, mũ bơi, bịt tai
Bạn có biết rằng, nước ở hồ bơi chỉ được thay theo định kỳ nên nó cũng có một độ bẩn nhất định. Do đó, sau khi đi bơi về thì khả năng cao bạn sẽ gặp phải tình trạng bị viêm tai, đau mắt xảy ra do không bảo vệ kỹ các bộ phận như đầu, mắt, tai... Các dụng cụ như kính bơi, mũ bơi và bịt tai có thể giúp bạn tránh gặp phải các vấn đề này nên cần nhớ sử dụng trước khi xuống hồ bơi.
* Lưu ý
- Ngoài ra còn một số nguyên tắc sau:
+ Không nhảy cắm đầu ở những nơi không có chỉ dẫn
+ Không tắm, bơi ở những nơi có nước sâu, chảy xiết, xoáy và không có người lớn biết bơi & cứu đuối.
+ Không bơi khi trời đã tối, có sấm chớp, mưa.
+ Tuyệt đối tuân theo các bảng chỉ dẫn nguy hiểm.
+ Phải khởi động trước khi xuống nước.
+ Không ăn uống khi đang bơi để tránh sặc nước.
+ Không dùng các phao bơm hơi.
+ Không đi tắm bơi lội ở ao hồ một mình mà không có người lớn biết bơi đi,kèm.
+ Cần thực hiện nghiêm túc về an toàn giao thông đường thủy như: An toàn về phương tiện, có đầy đủ phao cứu sinh, áo phao, chở đúng số người quy định.
4. Xử lí khi gặp tai nạn đuối nước
- Khi phát hiện thấy người bị rơi ngã xuống nước, cần hô hoán, kêu gọi mọi người đến ứng cứu, giúp đỡ ngay từ khi nhìn thấy nạn nhân. Tuyệt đối không được nhảy theo cứu nạn nhân nếu mình không biết bơi và không biết cách cứu đuối vì bản thân mình cũng có thể bị đuối nước.
- Nhanh chóng đưa nạn nhân ra khỏi nước bằng cách đưa cánh tay, cây sào dài cho nạn nhân nắm, ném phao có buộc dây thừng... và kéo nạn nhân lên bờ một cách an toàn. Có thể ném một sợi dây dai, chắc... từ bờ để nạn nhân túm lấy được dây thừng và kéo nạn nhân vào bờ, hoặc cùng với mọi người vớt nạn nhân lên…
- Đặt nạn nhân nằm chỗ thoáng khí.
- Nếu nạn nhân bất tỉnh, kiểm tra xem còn thở không bằng cách quan sát chuyển động của lồng ngực:
+ Nếu lồng ngực không chuyển động tức là nạn nhân ngưng thở, hãy thổi ngạt miệng qua miệng. Sau đó kiểm tra mạch cổ, mạch bẹn xem có đập không; nếu không bắt được mạch tức là nạn nhân đã ngưng tim, phải ấn tim ngoài lồng ngực ở nửa dưới xương ức. Phối hợp ấn tim và thổi ngạt liên tục trên đường chuyển nạn nhân tới cơ sở y tế.
+ Nếu nạn nhân còn thở được, hãy đặt nạn nhân nằm nghiêng một bên để chất nôn dễ thoát ra.
- Cởi bỏ quần áo ướt, giữ ấm bằng cách đắp lên người nạn nhân tấm khăn khô.
- Nhanh chóng đưa nạn nhân đến cơ sở y tế ngay cả khi nạn nhân có vẻ bình thường hoặc đã hồi phục hoàn toàn sau sơ cứu vì nguy cơ khó thở thứ phát có thể xảy ra vài giờ sau khi ngạt nước…
5. Tuyên truyền phổ biến về các biện pháp phòng chống đuối nước trên các phương tiện thông tin của trường và địa phương.
- Giáo viên tuyên truyền, nhắc nhở và phòng, chống đuối nước cho học sinh tại nhóm lớp trong các hoạt động, chú ý trong các giờ vệ sinh cá nhân trẻ.
- Nhà trường đẩy mạnh hoạt động truyền thông giáo dục đến các bậc phụ
huynh về phòng, chống đuối nước, quan tâm chăm sóc và cùng giáo dục con em vềý thức tự phòng, chống đuối nước, không để xảy ra tình trạng đuối
- Phối hợp với cán bộ văn hóa xã thường xuyên phát thanh tuyên truyền nội
dung phòng, chống đuối nước và những điều khuyến cáo cho phụ huynh học sinh.
Trên đây là bài viết tuyên truyền về phòng chống tai nạn thương tích, phòng chống đuối nước cho trẻ mầm non. Qua bài tuyên truyền này mong sự phối hợp thật tốt giữa gia đình và nhà trường để cho các em có một cuộc sống bình an.